Bành mì Sài Gòn có gì khác so với bánh mì Hà Nội?

5/5 - (1 bình chọn)

Bánh mì Việt Nam là một hòa quyện tuyệt vời giữa pate, jambon, nem nướng, thịt nguội và rau củ, lan tỏa khắp vùng đất hình chữ S. Mặc dù cùng có những thành phần cơ bản nhưng bánh mì từng vùng miền lại mang hương vị đặc trưng riêng, từ phần nhân kẹp bên trong đến nước sốt Pate. Sài Gòn và Hà Nội được coi là hai trung tâm bánh mì cổ truyền nhất, mỗi nơi lại đem đến cho thực khách những trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Vậy điểm khác biệt giữa bánh mì Sài Gòn và Hà Nội là gì? Hãy cùng khám phá sự độc đáo của hai loại bánh mì này trong bài viết dưới đây.

Bánh mì truyền thống Hà Nội

Bánh mì Hà Nội vốn là một món ăn đường phố quen thuộc với người dân địa phương cũng như với những khách du lịch mỗi lần tới thăm thủ đô. Nó đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực, ăn sâu vào tiềm thức của con người nơi đây. Đặc biệt, bánh mì truyền thống hà nội lại càng được yêu thích hơn mỗi khi trời sang thu. Không chỉ đơn giản là món ăn sáng giản dị, những ổ bánh mì này còn gây thương nhớ bởi hương vị thân quen như gói cả trời thu Hà Nội vào bên trong.

Bánh mì Hà Nội với giò, chả, pate là nhân đặc trưng
Bánh mì Hà Nội với giò, chả, pate là nhân đặc trưng

Bánh mì đã xuất hiện tại Hà Nội sau một khoảng thời gian ngắn so với Sài Gòn. Dân cư ở Hà Thành trước đây thường gọi bánh mì là “bánh Tây” bởi nguồn gốc của nó xuất phát từ Pháp. Trong thập niên 30, việc sử dụng bánh mì kèm pate, xúc xích,… cho bữa sáng đã trở nên phổ biến để khởi đầu một ngày mới.

Bánh mì truyền thống của Hà Nội thường có phần nhân đơn giản nhưng đậm đà. Với ổ bánh mì nướng giòn, được cắt ra và thoa đều lớp sốt Pate thơm ngon, mang đặc trưng riêng của Hà Nội và thêm vài lát mỡ Pate béo ngậy. Ngoài ra, bánh mì thường được kẹp với ruốc, xúc xích đỏ, giò chả thái mỏng – đặc trưng của Hà Nội, và thêm lát thịt mỡ nguội. Tất cả được ướp với sốt tương ớt cay cay và một ít dưa chuột, rau mùi. Khi cắn vào, bạn sẽ cảm nhận ngay hương vị đặc trưng của bánh mì Hà Nội.

Bánh mì pate truyền thống Hà Nội không chỉ là một món ăn mà còn là một phần ký ức của nhiều người. Với lớp vỏ ngoài giòn xốp, bên trong kết hợp hài hòa những hương vị của thịt, rau và gia vị, bánh mì này luôn khiến thực khách cảm thấy ấm lòng và nhớ mãi. Khác biệt với các loại bánh mì pate “phong cách mới” ngày nay thường có vị ngọt, bánh mì pate truyền thống Hà Nội tập trung vào vị mặn, xốp, giòn và béo ngậy. Điều này làm cho những người Hà Nội xưa luôn ấn tượng và yêu thích những loại bánh mì Hà Nội truyền thống đến vậy.

Bánh mì Sài Gòn

Bánh mì đã theo chân người Pháp từ Sài Gòn, sau đó lan tỏa ra miền Bắc và trở thành phổ biến trên toàn quốc. Trong khi người dân Hà Nội thường gọi bánh mì là “bánh Tây”, thì ở Sài Gòn, họ đã gọi nó là “bánh mì ổ” (ổ như ổ bánh bông lan).

Bánh mì Sài Gòn với nhân Nem nướng
Bánh mì Sài Gòn với nhân Nem nướng

Những chiếc bánh mì vừa mới ra lò thường còn nóng hổi, màu vàng ươm, phát ra mùi thơm của bột mì, vỏ giòn rụm. Chúng được phủ lớp Pate màu nâu hồng tươi béo tự nhiên, thơm phức, đậm đà, tạo nên hương vị truyền thống của Sài Gòn. Sự khác biệt ở đây là Pate ở Sài Gòn thường không được phủ bởi lớp mỡ như ở Hà Nội. Thay vào đó, người Sài Gòn đã sáng tạo ra các loại nước sốt đặc trưng như sốt bơ, nước sốt cà chua, mayonnaise, nước sốt thịt xíu mại, và nhiều loại nước sốt khác tùy theo cách làm của từng quán bánh mì.

Bánh mì Sài Gòn thường có lớp nhân phong phú và đa dạng, bao gồm thịt mỡ nguội, jambon, thịt nướng, lạp xưởng, ruốc, chả lụa, xíu mại, thịt ba rọi xông khói, nem nướng… được xịt thêm xì dầu tự làm và chan nước sốt gia truyền. Bên cạnh đó, bánh mì thường được phết lớp Pate tươi béo và thêm chút đồ chua, dưa leo, ngò và vài lát ớt tươi. Một ly cà phê sữa đá bên cạnh sẽ là điểm hoàn hảo cho bữa ăn ngon miệng này.

Nem Luji

☎️ Hotline: 036.4895.888 - call/zalo
📌 Instagram: @nemluji

Chia sẻ:

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết tương tự